Khánh Sơn: Đánh thức tiềm năng du lịch cộng đồng Thôn Hòn Dung

du lịch cộng đồng Thôn Hòn Dung

Thôn Hòn Dung (xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn) có đầy đủ điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng. Để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương, huyện Khánh Sơn đang tiếp tục triển khai các bước để thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình làng du lịch cộng đồng thôn Hòn Dung là điểm đến du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi huyện Khánh Sơn”.

Du lịch cộng đồng Thôn Hòn Dung
Du lịch cộng đồng Thôn Hòn Dung

Nằm ẩn mình giữa những ngọn núi hùng vĩ, thôn Hòn Dung (xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn, Khánh Hoà) nổi lên như một viên ngọc quý với nét đẹp nguyên sơbình yên. Nơi đây không chỉ sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, những vườn cây trái trĩu quả mà còn lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc của đồng bào Raglai. Với những tiềm năng như vậy, Hòn Dung đang được kỳ vọng trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch cộng đồng.
Khánh Sơn từ lâu đã được biết đến với những thắng cảnh đẹp như thác Tà Gụ, thác Dốc Quy, cao nguyên Tà Giang. .. Tuy nhiên, tiềm năng du lịch cộng đồng của huyện vẫn chưa được khai thác triệt để. Thôn Hòn Dung với những lợi thế đặc biệt, được đánh giá là điểm đến đầy tiềm năng.

Thác Tà Gụ
Thác Tà Gụ

Đánh thức tiềm năng du lịch cộng đồng thôn Hòn Dung

Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, gần các trục đường giao thông quan trọng, Hòn Dung còn sở hữu khí hậu mát mẻ, trong lành, phù hợp cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, khám phá. Đặc biệt, thôn Hòn Dung là nơi lưu giữ những nét văn hoá truyền thống độc đáo của người Raglai. Du khách đến đây sẽ được hoà mình vào không gian văn hoá cồng chiêng, mã la, thăm những ngôi nhà dài truyền thống, thưởng thức những món ngon dân dã, và tìm hiểu về những phong tục tập quán đặc sắc.
Nhận thấy tiềm năng du lịch cộng đồng của thôn Hòn Dung, huyện Khánh Sơn đang triển khai đề án phát triển du lịch cộng đồng tại đây. Theo ông Cao Minh Vỹ – Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đề án phát triển du lịch Khánh Sơn đến năm 2030 là cần tập trung thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình làng du lịch cộng đồng thôn Hòn Dung là điểm đến du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Khánh Sơn”.

Cồng chiêng - bản sắc văn hóa dân tộc
Cồng chiêng – bản sắc văn hóa dân tộc

Mục tiêu của đề án là xây dựng Hòn Dung trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống.
Tuy nhiên, để biến tiềm năng trở thành hiện thực, Hòn Dung cần trải qua những thách thức không nhỏ. Hiện nay, cơ sở hạ tầng du lịch ở thôn còn hạn chế, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao ý thức về du lịch cộng đồng đối với người dân cũng là một vấn đề quan trọng.

Để phát triển du lịch cộng đồng tại Hòn Dung được bền vững, cần có sự chung tay góp sức của chính quyền, người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Cần quan tâm đầu tư phát triển hạ tầngđa dạng các sản phẩm du lịch, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch. Đặc biệt, cần quan tâm đến việc bảo tồn đa dạng sinh học và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Với những nỗ lực như vậy, tin rằng thôn Hòn Dung sẽ trở thành điểm đến du lịch cộng đồng hấp dẫn, đóng góp vào việc phát triển kinh tế – xã hội của huyện Khánh Sơn.

Phát triển du lịch cộng đồng thôn Hòn Dung

Thôn Hòn Dung là 1 trong 4 thôn có đông ĐBDTTS ở xã Sơn Hiệp, 87% là ĐBDTTS Raglai. Hiện nay, địa điểm Nhà dài truyền thống ở thôn Hòn Dung thường xuyên được huyện, xã tổ chức các hoạt động văn hoá truyền thống của người Raglai tại Khánh Sơn; nơi đây còn lưu giữ 1 bộ đàn đá – loại nhạc cụ độc đáo có niên đại hàng nghìn năm. Thôn Hòn Dung cũng là nơi lưu giữ văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc của người Raglai với các nghi lễ, phong tục như: Lễ bỏ mả, lễ cúng mừng lúa mới, nghi lễ vòng đời, lễ tạ ơn. .. ; nhiều loại hình nghệ thuật dân gian được gìn giữ, lưu truyền với các làn điệu hát ru, dân ca, dân vũ, đặc biệt là điệu hát Alơu, Siri, Sa ngơi, Ru tu; có các nhạc cụ dân tộc nổi tiếng đi vào thơ ca với chiếc đàn chapi; có không gian sinh hoạt văn hoá cồng chiêng, hát mã la. Ở thôn còn có các nghề thủ công truyền thống như: Làm đàn chapi, làm , đan gùi. .. Cùng với đó, thôn Hòn Dung có điều kiện địa lý thuận lợi, nằm cạnh các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của Khánh Sơn; khí hậu mát mẻ quanh năm; với nhiều loại trái cây đặc sản như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt. .. Đây là những điều kiện thuận lợi để xã Sơn Hiệp phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Hòn Dung.

Thu hoạch sầu riêng ở Khánh Sơn
Thu hoạch sầu riêng ở Khánh Sơn

Theo lãnh đạo UBND xã Sơn Hiệp, việc phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Hòn Dung chỉ mới ở các điều kiện cơ bản: UBND xã đã thành lập Ban Quản lý Làng du lịch cộng đồng thôn Hòn Dung và ban hành quy chế hoạt động của ban quản lý. Ban Quản lý Làng du lịch cộng đồng thôn Hòn Dung đã thiết kế các chương trình tour tham quan du lịch cộng đồng phong phú, hấp dẫn phục vụ nhu cầu của khách du lịch như: Tour tham quan nhà dài truyền thống, trải nghiệm lên rừng hái măng trỉa bắp, làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tìm hiểu văn hoá Raglai; tour tham quan làng – tắm thác Tà Gụ, trải nghiệm tự chế biến các món ẩm thực truyền thống (rượu cần, thịt nướng, gà rẫy đút ống tre. ..). Bên cạnh đó, địa phương đã thành lập đội văn nghệ tại thôn này, hỗ trợ các nhạc cụ, phục trang. .. để biểu diễn các tiết mục đậm bản sắc văn hoá dân tộc Raglai phục vụ du khách. Một số đơn vị, cá nhân tại địa phương cũng đã đầu tư xây dựng homestay, cơ sở ăn uống nhằm thu hút du khách có nhu cầu.
Theo ông Cao Minh Vỹ – Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Hòn Dung, UBND huyện xác định một trong những nội dung quan trọng của Đề án phát triển du lịch Khánh Sơn đến năm 2030 là cần tập trung thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình làng du lịch cộng đồng thôn Hòn Dung là điểm đến du lịch vùng ĐBDTTS và miền núi huyện Khánh Sơn”. Việc thực hiện dự án này sẽ bảo tồn, phát huy có hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống của ĐBDTTS trên địa bàn gắn với phát triển du lịch cộng đồng góp phần chuyển đổi sinh kế và giải quyết việc làm, thu nhập cho cộng đồng địa phương. Định hướng của địa phương là xây dựng thôn Hòn Dung trở thành điểm đến du lịch cộng đồng hấp dẫn của tỉnh. Địa phương mong các cơ quan chức năng của tỉnh hỗ trợ triển khai xây dựng mô hình này.

Lễ hội của người dân tộc Raglai
Lễ hội của người dân tộc Raglai

Vừa qua, đoàn công tác của Sở Du lịch cùng một số ngành chức năng của tỉnh đã kiểm tra thực địa và tiến hành thẩm định mô hình làng du lịch cộng đồng thôn Hòn Dung. Qua kiểm tra thực tế một số địa điểm như: Quầy bán quà lưu niệm; nhà dài truyền thống của người Raglai; các hộ gia đình giữ nghề đan lát thủ công mỹ nghệ, ẩm thực truyền thống và trạm dừng chân cầu A Pa Bưởi; đồng thời xem xét những việc địa phương đã triển khai, đoàn công tác đánh giá, đến nay, làng du lịch cộng đồng này đã đạt 17/20 tiêu chí của mô hình du lịch cộng đồng, có 3 tiêu chí đạt mức “có tiềm năng”. Kết quả thẩm định này sẽ là căn cứ quan trọng để Sở Du lịch trình UBND tỉnh phê duyệt, công nhận thôn Hòn Dung có đầy đủ tiềm năng phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Sau khi được phê duyệt, địa phương sẽ đủ điều kiện để được hỗ trợ thêm nguồn lực theo quy định tại Nghị quyết số 06 năm 2022 của HĐND tỉnh Khánh Hoà về Quy định chính sách và mức chi hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh nhằm đầu tư, xây dựng làng du lịch cộng đồng thôn Hòn Dung.

Trên đây 2DayTravel đã chia sẻ thông tin du lịch về huyện Khánh Sơn – Khánh Hòa giúp bạn nắm bắt kịp thời và hy vọng sẽ giúp cho chuyến đi bạn thêm trọn vẹn .Khi đến Nha Trang – Khánh Hòa nếu chưa biết đi đâu ăn gì, thì bạn hãy tham khảo tại đây của 2Day Travel để có thể khám phá trọn vẹn thành phố Nha Trang tuyệt vời!

Liên hệ đặt Tour hấp dẫn nhất bạn hãy liên hệ ngay 2DayTravel – công ty tổ chức tour du lịch uy tín và giàu kinh nghiệm hàng đầu tại Nha Trang. Chúng tôi sẽ giúp bạn có một hành trình du lịch, khám phá, nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *