XE NGỰA TRÊN ĐÀ LẠT – PHỐ NGÀN HOA

Xe ngựa trên Đà Lạt

Tiếng vó ngựa lốc cốc, đều đều, nhịp nhàng gõ xuống mặt đường, nghe vừa lạ, vừa quen. Đó chính là tiếng xe ngựa trên Đà Lạt – phố ngàn hoa.  Thanh âm ấy đang ở thực tại, lại như vừa đến từ miền quá khứ mộng mị và cũng khiến người giàu cảm xúc liên tưởng về một tương lai…

Xe ngựa trên Đà Lạt – miền đất xe thổ mộ

Ngày mới tới xứ lạnh cư ngụ, tôi thích một mình lang thang trên những triền đồi thông thoai thoải. Đàn ngựa thong dong, gặm cỏ dưới thung lũng xa, dễ dàng đánh lừa cảm giác của kẻ tha hương. Bầy ngựa là một phần của ký ức, càng nhìn, càng nhớ… Thuở còn thơ ngày hai buổi tới trường, tôi thường đi ngang qua cánh đồng làng sâu thăm thẳm. Trên con đường độc đạo ấy, vài con ngựa quen vẫn khoan thai trong buổi chiều hoang hoải. Ngày lúa vào thời con gái, làm đòng, trổ bông, hương lúa gắn liền với mồ hôi chát mặn của mẹ, công sức cày sâu cuốc bẫm của cha…

Thành phố Đà Lạt thơ mộng
Thành phố Đà Lạt thơ mộng

Lúa làm đòng là món khoái khẩu của đàn ngựa. Tuổi thơ, bọn trẻ làng Mường đầy rẫy những vết lằn do đòn roi cha mẹ để lại trên mông. Đó là những lần không làm tròn trách nhiệm của kẻ mục đồng, để đàn trâu ngựa tràn xuống ruộng ăn lúa. Ngày thửa ruộng đầu tiên của làng gặt xong, lúa đã về nhà, cánh trẻ con nô nức như bước vào mùa hội hè. Đàn gia súc đoàn kết chia nhau những vạt rạ còn ứa nhựa thơm.

Bọn trẻ nhà nghèo, không có trâu, ngựa để chăn thả, chúng kéo ra đồng nô đùa sau khi đã nhặt sạch từng hạt lúa rơi vãi trên mặt đất. Những con chuột đồng béo ngậy, con cá rô phi thơm lừng, rỉ từng giọt mỡ xuống đống lửa đốt vội lèo xèo, thèm thuồng chảy cả nước miếng. Mùa gặt, mùa hội hè của đám trẻ con trong làng. Mùa của những làn da cháy sạm, bong tróc từng mảng vì nắng gió, hanh hao…

Tưởng rằng, ngựa chỉ có ở miền quê xa ngái. Không ngờ, giữa đô thị phồn hoa Đà Lạt, tôi vẫn bắt gặp hình ảnh thân quen của cố hương xa vời – xe ngựa trên Đà Lạt. Hóa ra, đây mới là vùng đất của những con ngựa kéo xe ưu tú. Chúng được tuyển chọn từ nhiều vùng khác nhau. Đưa về đây, ngựa tiếp tục được thanh lọc, chỉ những con hội tụ được những đức tính vượt trội mới được giữ lại huấn luyện làm ngựa thổ mộ. Xưa, ngựa trên vùng Lâm Viên dùng để chở la gim (các loại rau). Sức ngựa giải phóng lực người. Ngựa chính là thời kỳ tiền cơ giới hóa của ngành nông nghiệp. Với nông dân nhiều nơi, con trâu là đầu cơ nghiệp, vùng Đà Lạt – Đơn Dương (Lâm Đồng), ngựa cũng xứng đáng với danh hiệu đó – xe ngựa trên Đà Lạt.

Ở thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, người ta còn lập am để thờ ngựa. Rồi, máy móc phổ biến, sứ mệnh kéo xe chở la gim của ngựa – xe ngựa trên Đà Lạt cũng kết thúc. Tưởng rằng, tiếng vó ngựa sẽ đi vào dĩ vãng, hoài niềm của một thời, nhưng không, ngựa trên xứ sở sương mù lại chuyển nghề. Bây giờ, ngựa bước chân vào làm du lịch, sang chảnh hơn xưa, địa vị cũng vì thế mà tăng lên rõ ràng.

Có lần, lang thang phía ngoại ô, tôi gặp cụ Phan Văn Điền, người sáng lập hợp tác xã xe ngựa trên Đà Lạt. Như bắt được người để dốc bầu tâm sự, cụ Điền rủ tôi về nhà, hào phóng mở chai rượu ngoại mời khách lạ. Men rượu mạnh khiến người ta dễ thăng hoa. Ở cái tuổi đã ngoài 70, cụ vẫn giữ được giọng ca hào sảng, khỏe khoắn tới lạ. Những ngón tay bấm đàn guitar phô diễn đầy chất kỹ thuật và điệu nghệ, chứng tỏ cụ không phải là một “tay vừa” trong làng văn nghệ không chuyên. Lúc men rượu đã lên tới cao trào, ngồi giữa gian nhà gỗ trên lưng chừng đồi, ném đôi mắt buồn về phía hồ Xuân Hương, cụ Điền chậm rãi nói rằng, cách đây nửa đời người, chỗ nào Đà Lạt cũng nghe lọc cọc tiếng vó xe ngựa trên Đà Lạt.

Ngựa cũng gắn liền với cuộc sống của dân tộc Cil trên cao nguyên Langbiang
Ngựa cũng gắn liền với cuộc sống của dân tộc Cil trên cao nguyên Langbiang

Ngày ấy, Đà Lạt còn hoang sơ lắm, chưa có các loại phương tiện giao thông hiện đại như bây giờ. Trong ký ức của các phu xe, Đà Lạt là một thành phố đơn sơ, phần lớn là những căn nhà gỗ ẩn mình dưới những thung lũng có vườn rau, cây ăn quả xinh xắn. Trung tâm thành phố lại trang trọng cổ kính với những tòa biệt thự kiên cố được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Hằng ngày, những đoàn xe ngựa chở đầy la gim lọc cọc đi về trên phố giữa màn sương giăng. Không ai nhớ rõ xe ngựa ở Đà Lạt xuất hiện từ năm nào. Khi ấy, Đà Lạt còn là một thị tứ nghèo trên cao nguyên lạnh. Những con đường sỏi hoang vắng, khúc khuỷu theo những sườn đồi thông thoai thoải, chỉ có xe ngựa mới phù hợp với vùng đất này. Sáng sáng, chiều chiều, những đoàn xe thổ mộ nối đuôi nhau chở đầy rau xanh, hoa quả từ ngoại ô trở về trung tâm thành phố.

Thời hoàng kim, vào những năm 70 của thế kỷ trước, Đà Lạt được xem là “vương quốc của xe ngựa” với khoảng 500 chiếc. Lúc ấy các phu xe làm ăn rất thịnh vượng, đi cả ngày, ngựa chạy đến chồn cả chân vẫn không hết việc. Lúc chở rau, hàng hóa, lúc chở khách du lịch, khi rảnh rỗi thì chở vợ đi chợ… Những chiếc xe ngựa gắn bó với người Đà Lạt như một phương tiện lao động không thể thiếu. Nó trở thành nét đặc trưng của miền đất này. Sau ngày đất nước thống nhất, tình hình làm ăn gặp nhiều khó khăn. Sự cạnh tranh giữa các phu ngựa không còn lành mạnh như trước nữa.

Năm 1986, cụ Phan Văn Điền đứng ra thành lập hợp tác xã xe ngựa với 250 chiếc, chia làm 4 đội và hoạt động rất sôi nổi. Xe ngựa của hợp tác xã có hai nhiệm vụ chính, chở hàng và chở người. Ngựa đi vào làm ăn hợp tác, ban đầu cũng rất khá nhưng về sau thì dần sa sút. Dù đã rất cố gắng để nâng cao chất lượng phục vụ nhưng xe ngựa vẫn không sao cạnh tranh nổi với các loại xe cơ giới. Năm 1994, nhiều tuyến đường ở Đà Lạt bị cấm xe ngựa hoạt động. Mất bến đậu, mất cả lối đi, hợp tác xã xe ngựa Đà Lạt bị giải thể trong sự tiếc nuối của hàng chục phu xe. Năm 1995, Đà Lạt chỉ còn 40 người là quyết tâm sống chết với nghề thổ mộ.

Tiếng vó ngựa ngân vang

Sáng sớm, khi mặt đất còn ướt đẫm hơi lạnh, ông Lê Bảy đã lục đục thức dậy. Việc làm đầu tiên trong ngày mới của ông là ra chuồng vỗ về con Đạm Lang. Ngựa thấy chủ, hí vang oai phong sau giấc ngủ đêm. Suốt nhiều tháng qua, Đạm Lang cùng ông chủ thức khuya, dậy sớm, miệt mài với công việc kéo xe chở khách! Một người, một ngựa, họ cùng vui theo những bước chân lữ khách với chiều dài khoảng 2 km bên hồ Xuân Hương. Việc nhiều, trách nhiệm phục vụ khách lớn hơn, Đạm Lang cũng được hưởng những đặc ân trong chế độ dinh dưỡng. Ngoài thực đơn thường nhật là cỏ tươi, cám gạo, những con ngựa kéo xe phục vụ du lịch ở Đà Lạt mùa này còn được gia chủ cho ăn thêm lúa ủ, cám bắp, nước đường, thậm chí mật mía để tăng cường đề kháng, sức khỏe và sự dẻo dai trong công việc.

Vào mùa du lịch, ngựa theo chủ rời nhà từ sáng sớm và trở về nghỉ ngơi khi phố phường đã chuyển về khuya. Khách du lịch tham gia trải nghiệm hồ Xuân Hương, TP Đà Lạt ngày càng nhiều, thu nhập của người làm nghề đánh xe ngựa trên Đà Lạt – thành phố ngàn hoa cũng vì thế mà khấm khá hơn trước. Ông Phạm Dũng, người đánh xe ngựa chở khách bên hồ Xuân Hương cho biết, những con ngựa dùng để kéo xe làm du lịch đều được chủ tuyển chọn rất khắt khe, gắn liền với những tiêu chí nhất định. Đây là những con ngựa có đức tình hiền lành, ngoan ngoãn, dễ bảo. “Điều tối kỵ của ngựa kéo xe làm du lịch là hung dữ, nóng nảy, không biết lắng nghe lời chủ”, ông Dũng nói.

Miền đất của những chiếc xe thổ mộ
Miền đất của những chiếc xe thổ mộ

Mùa du lịch, việc nhiều, tiếng vó ngựa của xe ngựa trên Đà Lạt dồn dập vang lên, lộp cộp nện xuống mặt đường. Với người Đà Lạt, âm thanh ấy vọng về từ ký ức xa xôi. Những chiếc xe ngựa quen thuộc, gần gũi, tạo thêm cảm giác thật bình yên giữa miền đất lành. Còn với lữ khách, nhất là người nước ngoài, được ngồi trên chiếc xe ngựa xinh đẹp, cảm giác thật lạ lẫm, cuốn hút, thỏa sức rong ruổi ngắm nhìn phố phường – một cảm giác khi ngồi ở xe ngựa trên Đà Lạt mới có được. Ông Lê Bảy, người đã gắn bó với nghề lái xe ngựa phục vụ du khách ở Đà Lạt từ năm 1993 tới nay cho hay, đã có thời điểm, nghề lái xe ngựa trên Đà Lạt – bên hồ Xuân Hương mai một, èo uột lắm! Đó là lúc ngựa đứng cả ngày không có khách chạy. Chủ buồn, ngựa cũng chẳng vui. Một vài tháng còn có thể cầm cự được, nhưng kéo dài nhiều năm thì không phải chủ xe ngựa trên Đà Lạt nào cũng đủ khả năng kiên trì sống mái với nghề.

Vì thế, có thời, chỉ còn vài chiếc xe ngựa trên Đà Lạt kiên trì hoạt động cầm chừng. Số còn lại đưa ngựa và xe về các vùng ven ngoại ô Đà Lạt để chăn nuôi. Khi đó, thời gian ngựa đậu ở bãi cho ăn cỏ, đi tự do nhiều hơn là làm việc. Thời điểm khó khăn ấy, ai cũng nghĩ rằng, nghề đánh xe ngựa trên Đà Lạt để làm du lịch đã hết thời. Ngựa không còn làm ra tiền, bữa ăn cũng trở nên đạm bạc, thiếu hẳn vị ngọt của mật mía, lúa ủ, cám gạo, cà rốt… Xe để một nơi, ngựa đi một nẻo, vậy nhưng tình cảm chủ – ngựa thì vẫn một lòng thủy chung bền chặt.

Cách đây mấy năm, mọi chuyện đã chuyển biến rất khác, nhất là khi dịch bệnh COVID-19 được đẩy lùi. Ngành du lịch Đà Lạt cất cánh trở lại với sự đóng góp thị phần đáng kể của du khách đến từ Hàn Quốc. Người của xứ sở Kim chi tỏ ra thích thú với loại hình chở khách tham quan hồ Xuân Hương bằng xe ngựa trên Đà Lạt. Những con tuấn mã “tới thời”, chạy chồn cả chân. Vào mùa cao điểm, chủ và ngựa hoạt động hết công suất vẫn không làm hết việc. “Thời đã mở”, số lượng xe ngựa trên Đà Lạt tăng lên không ngừng.

Ông Lê Bảy cho biết, nay xe ngựa trên Đà Lạt để phục vụ khách du lịch đã lên tới khoảng 20 chiếc. Giá cả cũng rất phải chăng. Mỗi chuyến xe ngựa chở được 6 người, chạy trong vòng 20 phút bên hồ Xuân Hương, du khách cũng chỉ phải trả số tiền 300.000 đồng. Ngồi trên xe ngắm cảnh phố phường, nhất là lúc hoàng hôn buông xuống bên hồ trong cái se lạnh đặc hữu, người già, trẻ nhỏ, ai cũng thích.

Xe ngựa trên Đà Lạt phục vụ khách du lịch
Xe ngựa trên Đà Lạt phục vụ khách du lịch

Không chỉ nâng cao chất lượng phục vụ, những chiếc xe ngựa trên Đà Lạt được chủ cải tiến, sơn sửa lại trang hoàng hơn. Nhiều chủ ngựa còn tận dụng quãng thời gian rảnh rỗi trong ngày không phải chở khách để học thêm tiếng Hàn Quốc. Với họ, ai cũng ý thức rõ ràng rằng, giao tiếp được với khách hàng những nội dung cơ bản nhất là đang góp phần nâng cao chất lượng của ngành du lịch Đà Lạt. Ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường cũng được người làm nghề đánh xe ngựa chở khách đặc biệt quan tâm. “Những lúc không phải chở khách, chúng tôi tập trung dọn dẹp vệ sinh bến bãi, tắm cho ngựa sạch. Việc ngựa có mùi hôi là điều tối kỵ trong hoạt động chở khách tham quan du lịch”, ông Lê Bảy nói.

Trời chuyển về chiều, hồ Xuân Hương lại dập dìu bước chân lữ khách. Những con ngựa kéo oai phong biết vâng lời chủ hí vang, sốt sắng vào xe. Đoàn du khách đến từ xứ sở Kim chi thích thú chụp hình, bước lên xe ngựa để trải nghiệm một sản phẩm du lịch độc đáo, rất riêng của Đà Lạt.

Trên đây 2DayTravel đã chia sẻ thông tin du lịch về Đà Lạt giúp bạn nắm bắt kịp thời và hy vọng sẽ giúp cho chuyến đi bạn thêm chọn vẹn. Khi đến Đà Lạt nếu chưa biết đi đâu ăn gì, thì bạn hãy tham khảo tại đây của 2Day Travel để có thể khám phá trọn vẹn thành phố Đà Lạt tuyệt vời! Liên hệ đặt Tour hấp dẫn nhất bạn hãy liên hệ ngay 2DayTravel – công ty tổ chức tour du lịch uy tín và giàu kinh nghiệm hàng đầu tại Nha Trang. Chúng tôi sẽ giúp bạn có một hành trình du lịch, khám phá, nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất.

Ngọc Khuê

Nguồn: Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *